1. Mô hình MVC là gì?
Mô hình MVC viết tắt của Model-View-Controller, là một mô hình phổ biến và được áp dụng rộng rãi trong các framework của PHP như Laravel hoặc Yii2 hoặc ASP.NET. Mô hình MVC thường được các nhà phát triển ứng dụng lựa chọn để triển khai xây dựng phát triển những ứng dụng Web.
Các web frameworks phổ biến như Laravel, Yii2, … đều được xây dựng theo mô hình MVC. Ngoài mô hình MVC thì hiện nay các mô hình khác như HMVC, MVP, MVVM cũng có nhiều ưu điểm nổi bật. Tuy nhiên, mô hình MVC vẫn được các nhà phát triển dự án lựa chọn vì có những đặc điểm tối ưu về phát triển, quản trị và vận hành.
Tìm hiểu về: Laravel là gì? Ưu và nhược điểm của Laravel Framework?
2. Những thành phần trong mô hình MVC
- Model xử lý dữ liệu.
- Controller xử lý logic.
- View hiển thị và tiếp nhận request từ phía user.
2.1 Model (Mô hình)
Trong Laravel Model được đặt trong thư mục app/Models
.
Model trong mô hình MVC đại diện cho dữ liệu và logic nghiệp vụ của ứng dụng. Nó chịu trách nhiệm tương tác với cơ sở dữ liệu, quản lý dữ liệu và các quy tắc kinh doanh liên quan. Trong Laravel, Model sử dụng Eloquent ORM để thực hiện các thao tác với cơ sở dữ liệu một cách dễ dàng và trực quan.
2.2 View (Giao diện)
Trong Laravel View được đặt trong thư mục app/Views
.
View trong mô hình MVC đại diện cho phần giao diện người dùng của ứng dụng. Nó hiển thị dữ liệu mà Model cung cấp và gửi yêu cầu của người dùng tới Controller. View trong Laravel thường được viết bằng Blade, một template engine mạnh mẽ, giúp tạo ra các trang web động một cách dễ dàng.
2.3 Controller (Bộ điều khiển)
Trong Laravel Controller được đặt trong thư mục app/Controllers
.
Controller trong mô hình MVC đóng vai trò làm cầu nối giữa Model và View. Nó xử lý các yêu cầu từ người dùng, gọi Model để lấy dữ liệu và trả về View để hiển thị dữ liệu đó. Controller giúp tách biệt logic xử lý và giao diện, tạo ra một kiến trúc phần mềm rõ ràng và dễ bảo trì.
3. Ưu và nhược điểm của mô hình MVC
3.1 Ưu điểm của mô hình MVC trong việc phát triển ứng dụng
a. Tái sử dụng và mở rộng dễ dàng
Với cấu trúc phân tách rõ ràng của MVC, việc tái sử dụng và mở rộng code trở nên dễ dàng. Bạn có thể thay đổi một thành phần (Model, View, hoặc Controller) mà không ảnh hưởng đến các thành phần khác. Điều này giúp giảm khối lượng công việc và thời gian cần thiết để thực hiện các thay đổi và bảo trì ứng dụng.
b. Dễ bảo trì trong điều kiện cần thiết
Được phân chia rõ ràng và tách biệt, MVC tạo điều kiện thuận lợi để tìm và sửa các lỗi. Khi một lỗi xảy ra, bạn có thể xác định nhanh chóng thành phần gây ra lỗi và tìm hiểu vấn đề một cách tập trung. Từ đó mà bạn dễ dàng cải thiện quá trình bảo trì và giảm thời gian khắc phục sự cố.
c. Độc lập dữ liệu và giao diện người dùng
Với MVC, dữ liệu và giao diện người dùng được phân tách hoàn toàn. Người phát triển có thể thay đổi giao diện người dùng mà không ảnh hưởng đến dữ liệu và ngược lại. Điều này cho phép việc phát triển giao diện phù hợp với yêu cầu thay đổi mà không cần thay đổi cấu trúc dữ liệu.
d. Quản lý luồng điều khiển hiệu quả
Mô hình giúp quản lý luồng điều khiển và logic ứng dụng. Controller xử lý các yêu cầu từ người dùng và điều hướng công việc tương ứng đến Model và View. Công cụ MVC giữ cho code dễ hiểu, dễ bảo trì và quản lý.
3.2 Nhược điểm của mô hình MVC trong việc phát triển ứng dụng
a. Ứng dụng ban đầu phức tạp
Cách triển khai cấu trúc MVC ban đầu có thể đòi hỏi một mức độ phức tạp và tốn thời gian. Việc phân chia ứng dụng thành các thành phần có thể làm tăng độ phức tạp của dự án và đòi hỏi sự hiểu biết sâu về kiến trúc MVC.
b. Số lượng tệp tin nhiều
Với cấu trúc phân chia rõ ràng, dự án MVC có xu hướng có số lượng tệp tin lớn. Điều đó khiến người dùng có thể mất thời gian và gặp khó khăn trong việc quản lý các tệp tin khi dự án phát triển.
c. Rủi ro phiên bản
Với ba thành phần chính trong cấu trúc MVC được chuyên gia nhận định có một số rủi ro rằng các phiên bản của Model, View và Controller không đồng bộ và không tương thích với nhau. Điều này có thể dẫn đến quá trình phát sinh lỗi không mong muốn và sự khó khăn trong việc bảo trì, phát triển.
4. Những ứng dụng của mô hình MVC trong thực tế?
Việc áp dụng mô hình MVC vào phát triển các ứng dụng giúp tối ưu thời gian và công sức để phát triển, các ứng dụng web tiêu biểu hiện này như:
- Các hệ thống eCommerce
- Các hệ thống web blog
- Các hệ thống webapp
Pingback: Laravel là gì? Ưu và nhược điểm của Laravel Framework? – Sigma Academy
Pingback: OOP là gì? Tìm hiểu chi tiết về lập trình hướng đối tượng – Sigma Academy